9 tác dụng kỳ diệu của tỏi đen bạn đã biết chưa? – Tỏi đen KOBI

Từ xa xưa, các pharaon Ai Cập đã biết dùng tỏi để chống cảm cúm, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Ngày nay tỏi được sử dụng chủ yếu làm gia vị trong các món ăn. Dù tác dụng của tỏi rất tốt nhưng nhiều người lại không sử dụng được thường xuyên do mùi vị hơi khó chịu của thực phẩm này, để lại sự hôi miệng ngay sau khi dùng.

Cách sử dụng tỏi đen thay đổi hoàn toàn kể từ khi người Hàn Quốc tạo ra. Tỏi đen được ăn trực tiếp mà không cần phải qua chế biến, vị chua chua, ngọt ngọt, mùi thơm như mùi hoa quả sấy, vô cùng hấp dẫn.
Trong quá trình lên men xuất hiện nhiều thành phần mới S-allyl-L-cystein (SAC), S-allyl mercapto cystein (SMAC) rất tốt cho sức khỏe.
Quá trình lên men khiến tỏi đen được tổng hợp gia tăng các thành phần dinh dưỡng, acid amin, nguyên tố vi lượng. Polyphenol toàn phần tăng 3 lần; flavonoid và thiosulphat tăng 5 lần (Choi et al., 2008), (Trịnh Nam Trung và CS, 2015).
Trong những năm gần đây, hàng loạt nghiên cứu trong nước đã được tiến hành nhằm triển khai sản xuất hàng loạt tỏi đen với chất lượng cao (Vũ Bình Dương; Nguyễn Trọng Điệp, 2014), (Vũ Đình Tiến và cs, 2014).

Các tác dụng của tỏi đen đối với sức khỏe con người được biết đến như:

1. Tác dụng điều hòa đường huyết của tỏi đen (4-6)

Tác dụng điều hòa đường huyết của tỏi đen
Tác dụng điều hòa đường huyết của tỏi đen
Tỏi đen có tác dụng điều hòa đường huyết dựa vào cơ chế tăng chuyển hóa glucose ở bệnh nhân đái tháo đường (Seo et al., 2009) (Choi et al., 2008) (Rios, Francini, & Schinella, 2015).
Theo các nhà nghiên cứu, nếu dùng tỏi đen liên tục trong 7 ngày, hàm lượng cholesterol tổng và triglyceride trong huyết thanh sẽ giảm rõ rệt đồng thời làm tăng hàm lượng HDL-cholesterol.
Không chỉ có tác dụng hạ đường huyết và cholesterrol máu, tỏi đen còn cải thiện rối loạn lipid máu. Với tính năng chống oxy hóa mạnh, tỏi đen được biết đến là nguyên liệu ngăn chặn hiệu quả các biến chứng do tiểu đường gây ra.

2. Tác dụng hạ lipid, ngăn ngừa vữa xơ động mạch của tỏi đen

Tỏi đen giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch
Tỏi đen giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch
Từ lâu, tỏi đen đã được phát hiện công dụng hạ lipid máu, đặc biệt là hạ cholesterol có hại (LDL) (Isaacsohn et al., 1998), (Ali, Al-Qattan, Al-Enezi, Khanafer, & Mustafa, 2000). Tuy nhiên, cơ chế hạ lipid máu còn chưa rõ.
Từ năm 2014, hàng loạt các nghiên cứu về cơ chế hạ lipid máu của tỏi đen được tiến hành. Quá trình chuyển hóa từ tiền tế bào mỡ (precursor preadipocyt) thành tế bào mỡ trưởng thành xảy ra theo một chuỗi biến đổi với sự tác động của một loạt các yếu tố hỗ trợ, trong đó có sterol-regulated element bindingg protein 1c (SREBP1c). Nghiên cứu của Ha A.W năm 2015 (Ha, Ying, & Kim, 2015) đã chứng minh tỏi đen làm ức chế SREBP1c, qua đó làm giảm cholesteroltriglycerid. Nhờ đó làm hạn chế quá trình vữa xơ động mạch.
Tiếp sau các nghiên cứu trên động vật, hàng loạt nghiên cứu trên người cho thấy công dụng hạ lipid máu và hạn chế tiến triển vữa xơ động mạch của tỏi đen.
Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên do Jung W.S. tiến hành trên 60 trường hợp rối loạn lipid máu nhẹ tại Hàn Quốc (Jung et al., 2014) cho thấy: nhóm dùng tỏi đen sau 3 tháng có tăng HLDL và giảm VLDL (khác biệt có ý nghĩa thống kê), tuy tổng lượng lipid giữa 2 nhóm khác biệt khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Nhóm nghiên cứu đưa ra kết luận: tỏi đen có tác dụng bảo vệ tim mạch ở những trường hợp có rối loạn lipid máu nhẹ: “ABG supplementation reduced atherogenic markers and thus may have a cardioprotective effect beyond the gold standard medication in patients with mild hypercholesterolemia” .
Công dụng chống vữa xơ động mạch của tỏi đen không chỉ bởi tác dụng chống rối loạn lipid máu mà còn nhờ các hoạt chất sinh học trong tỏi đen (allicin, SAC) giúp bảo vệ lớp nội mạc mạch máu (Ahmad, Khan, & Alkharfy, 2013).

3. Tỏi đen giúp bảo vệ tế bào gan, hạ men gan (7,8)

Tỏi đen giúp bảo vệ tế bào gan
Tỏi đen giúp bảo vệ tế bào gan
Trong tỏi đen có chứa methionine và threonine là những axit amin cần thiết cho cơ thể [19]. Methyl giúp tạo thành choline đồng thời cũng có tác dụng quan trọng trong việc duy trì quá trình hòa tan phospho lipid trong cơ thể. Methionine có tác dụng thúc đẩy quá trình hòa tan mỡ trong gan và ngăn ngừa tổn thương gan do ngộ độc tylenol, viêm nhiễm, bảo vệ và giải độc gan.
Cũng theo kết quả nghiên cứu về công dụng của tỏi đen trong việc bảo vệ gan của các nhà khoa học thuộc trường đại học dược Chungbuk (Hàn Quốc) cho thấy: Tỏi đen có công dụng ức chế việc gây tăng cao men gan (AST và ALT). Các nhà khoa học cũng tiến hành nghiên cứu về những công dụng của tỏi đen cũng như những hiệu quả của tỏi đen đối với những chế độ ăn uống dư thừa chất béo – chế độ ăn uống dư thừa chất béo rất dễ làm phát sinh bệnh gan nhiễm mỡ và những tổn thương về gan sau này. Chế độ ăn nhiều béo gây tăng AST và ALT, nhưng không làm tăng ALP, được giảm đáng kể bằng việc điều trị ABG [20]. Kết quả này chứng minh rằng ABG có hiệu quả bảo vệ gan và đề nghị bổ sung ABG có thể là một hỗ trợ điều trị tốt cho các tổn thương ở gan.

4. Tỏi đen hỗ trợ điều trị huyết áp cao và các bệnh lý tim mạch (3)

Tỏi đen hỗ trợ điều trị các bệnh lý tim mạch
Tỏi đen hỗ trợ điều trị các bệnh lý tim mạch
Các hoạt chất Polyphenol, S-allyl-L-cysteine trong tỏi đen có khả năng loại trừ các gốc tự do trong huyết tương góp phần mang lại hiệu quả cao trong việc hỗ trợ điều trị tăng huyết áp.
Theo các nghiên cứu của Đại học Akita Nhật Bản, nếu sử dùng tỏi đen đều đặn liên tiếp 14 ngày, những ai từng mắc bệnh cao huyết áp sẽ có các chỉ số huyết áp giảm đáng kể (trung bình giảm tới 35%)

5. Tác dụng tăng cường miễn dịch của tỏi đen

Tác dụng tăng cường miễn dịch của tỏi đen
Tác dụng tăng cường miễn dịch của tỏi đen
Trên chuột thiếu hụt miễn dịch mắc ung thư gan hoặc ung thư đại tràng. Sử dụng tỏi đen giúp hạn chế kích thước khối ukéo dài thời gian sống (Trịnh Nam Trung và CS, 2015). Trên cơ sở review các nghiên cứu, năm 2014, Sultan và cộng sự đã trình bày tác dụng tăng cường miễn dịch của tỏi đen (Sultan, Butt, Qayyum, & Suleria, 2014).

6. Tác dụng chống oxy hóa của tỏi đen

Tác dụng chống oxy hóa của tỏi đen
Tác dụng chống oxy hóa của tỏi đen
Nghiên cứu của Sato E. và cộng sự cho thấy hiệu lực chống oxy hóa của tỏi đen cao gấp 25 lần tỏi tươi. Giúp bảo vệ DNA khỏi sự phá hủy của các gốc tự do tự hình thành trong quá trình sống, cũng như các gốc tự do thu nhận từ môi trường. Chúng là tác nhân gây nhiều bệnh nan y, trong đó có bệnh ung thư (Sato et al., 2006), (Srinivasan, 2014).
Tác dụng chống oxy hóa của tỏi đen nhờ các hợp chất chứa lưu huỳnh như SAC, SAMC.. và các flavonoid. Bằng chứng thực nghiệm cho thấy tỏi đen có khả năng bảo vệ chống lại tác động có hại thứ phát của quá trình oxy hóa do xạ trị, hóa chất gây ra (Trịnh Nam Trung và CS, 2015), (Ho, Ide, & Lau, 2001).

7. Tỏi đen và tác dụng hạn chế tác hại tia xạ

Năm 2014, TS Hồ Anh Sơn tiến hành nghiên cứu tác dụng bảo vệ hệ thống miễn dịch của tỏi đen Lý Sơn trên chuột nhắt.
Chia động vật nghiên cứu thành 4 nhóm: nhóm chứng sinh học không chiếu xạ (CG), nhóm chiếu xạ (RG), nhóm chiếu xạ – tỏi tươi (RFGG) và nhóm chiếu xạ – tỏi đen (RBGG).
Chuột được chiếu xạ một liều duy nhất 7 Gy. Kết quả: tỏi đen có tác dụng duy trì quần thể tế bào (TB) miễn dịch tại lách, hạch, tuyến ức và tủy xương. Sau 7 ngày sử dụng tỏi, quần thể TB lympho và TB tủy xương của nhóm điều trị tỏi đen (RBGG) tương đương với nhóm chứng sinh học. Các nhóm khác có mật độ TB miễn dịch thấp hơn (Hồ Anh Sơn & Dương, 2014).

8. Tác dụng chống ung thư của tỏi đen

Tác dụng chống ung thư của tỏi đen
Tác dụng chống ung thư của tỏi đen
S-allyl – L- cystein (SAC): Hoạt chất có hoạt tính chống ung thư trong tỏi đen cao gấp 5 lần tỏi tươi (Lê Thế Trung và cs, 1995). Nhờ đó tỏi đen có tác dụng sinh học vượt trội như chống oxy hóatác dụng hóa dự phòng với các tác nhân gây ung thưkích thích miễn dịch(Sasaki, Lu, Machiya, Tanahashi, & Hamada, 2007), (Choi et al., 2008).
Nghiên cứu thực nghiệm trên động vật của Wang X. và cs (Wang et al., 2012) cho thấy tỏi đen có tác dụng ức chế phát triển tế bào ung thưcả trên in vitro và in vivo.
Nghiên cứu của Kevin và CS (Ng et al., 2012) cho thấy SAC ức chế enzyme Cdc 25 phosphatasse là enzym đóng vai rò quan trọng trong tăng sinh tế bào (giai đoạn G2/M). Nhờ đó, SAC ngăn cản quá trình nhân lên của tế bào ung thư.
Nghiên cứu của Gapter L.A. cũng cho thấy SAC có tác dụng kháng tế bào ung thư vú thông qua tế bào MDA-MB-231 (Gapter, Yuin, & Ng, 2008). SAC ức chế gia tăng tế bào ung thư phổi A549 ở người in vitro. Nghiên cứu thực nghiệm ở chuột cho thấy SAC làm hạn chế quá trình di căn tế bào ung thư phổi ở chuột (Herman-Antosiewicz & Singh, 2004).
Durunkumar và CS năm 2006 nghiên cứu thấy SAC có tác dụng ức chế tế bào ung thư tuyến tiền liệt nhân lên (Arunkumar, Vijayababu, Srinivasan, Aruldhas, & Arunakaran, 2006).
Tỏi đen cũng chứng minh công dụng hạn chế tiến triển bệnh ung thư đại tràng (Dong et al., 2014).
Nghiên cứu của Trịnh Nam Trung cho ủ tỏi đen với tế bào ung thư gan ở các nồng độ cho thấy: ở nồng độ tỏi đen 10mg/ml thì 17,4% tế bào ung thư gan bị chết theo chương trình; đồng thời hạn chế tốc độ phát triển khối u và kéo dài thời gian sống (Trịnh Nam Trung và CS, 2015)
Bảng: Tỉ lệ tế bào ung thư gan chết theo chương trình sau khi được ủ với tỏi đen ở các nồng độ khác nhau (Trịnh Nam Trung và CS, 2015)
Tỉ lệ tế bào ung thư gan chết
Tỉ lệ tế bào ung thư gan chết

9.Tác dụng dự phòng ung thư

Nghiên cứu đề tài trọng điểm cấp nhà nước năm 2015 (Trịnh Nam Trung và CS, 2015): chuột được uống dự phòng tỏi đen liều cao kéo dài (10g/kg/ngày) sẽ giảm 60% nguy cơ phát triển tế bào ung thư gan được cấy ghép thực nghiệm.
Lưu ý: Hiệu quả sử dụng sản phẩm có thể thay đổi tùy vào tình trạng thể chất của mỗi người. Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Ăn tỏi đen có tốt không? Ai nên sử dụng tỏi đen?

Tỏi đen được chứng minh là phù hợp với rất nhiều đối tượng, đặc biệt là:
  • Người bị cao huyết áp, cholesterol cao.
  • Người hay uống bia rượu, có men gan, mỡ máu cao.
  • Người già yếu, suy nhược cơ thể, cần tăng cường sức khỏe, sức đề kháng.
  • Người thường xuyên tiếp xúc với môi trường độc hại, có nguy cơ nhiễm các gốc tự do.
  • Người ăn kém ngon, hay chướng bụng, đầy hơi.
Lưu ý: Trẻ em dưới 3 tuổi, bà bầu hoặc đang cho con bú cần tham vấn bác sỹ trước khi sử dụng.

Những người không nên ăn tỏi đen?

Mặc dù tỏi đen rất tốt cho sức khỏe nhưng không nên lạm dụng.
Trong bộ “Thần nông bản thảo kinh” đời Hán của Trung Quốc có viết: “Những người nóng trong dạ dày, gan thận hư, khí huyết kém không nên ăn tỏi”. Từ điển bách khoa y học “Bản thảo cương mục” của Lý Thời Trân, Trung Quốc viết: “tỏi gây nóng trong“…Tuy nhiên mức độ nóng còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người.

Cách sử dụng tỏi đen hiệu quả

Bắt đầu dùng tỏi đen với liều lượng thấp

Bạn nên bắt đầu với liều lượng thấp (1 củ/lần, ngày 2 lần – không quá 5g/ngày), để nhận được tác dụng chậm, từ từ. Điều này còn giúp bạn tránh bị hội chứng ruột kích thích. Sau vài ngày nếu cơ thể phản ứng tốt, bạn có thể tăng dần lên 3 củ/ngày … nhưng không quá 4 củ (10g)/ngày.

Không nên dùng tỏi đen nếu bạn hoàn toàn khỏe mạnh

Không có một loại thuốc bổ hay thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe nào dùng mãi mãi, từ ngày này sang tháng khác. Thay vào đó bạn nên tập trung vào việc thay đổi lối sống, trong đó bao gồm cả chế độ ăn uống lành mạnh giúp bổ sung những dưỡng chất còn thiếu cho cơ thể. Khi cơ thể trở nên khỏe mạnh bình thường, bạn hãy tạm ngừng sử dụng.

Tỏi đen nên dùng khi nào là tốt nhất?

Tỏi đen cũng như các thực phẩm bảo vệ sức khỏe khác, thường được bổ sung trong hoặc ngay sau bữa ăn để tránh tác dụng phụ phổ biến nhất là rối loạn dạ dày đồng thời giúp dịch vị dạ dày và thức ăn dễ hấp thu các hoạt chất nhất vào cơ thể.
Ngoài ra, tỏi đen cũng có thể được dùng làm  tỏi đen ngâm rượungâm mật ong, chế biến với các món ăn khác.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tỏi đen – món quà vô giá cho sức khỏe người có tuổi

Tỏi đen và công dụng tăng cường hệ miễn dịch

Tỏi đen có tác dụng phòng chống và điều trị bệnh tiểu đường rất tốt